Bệnh ghẻ nước là gì?

Bệnh ghẻ nói chung ( bệnh ghẻ nước nói riêng) là một bệnh da liễu khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh kém, thiếu nước sinh hoạt.

Người bệnh ghẻ nước thường có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng da bị bệnh đặc biệt là vùng da nhạy cảm

Bệnh ghẻ nước (hay còn được nghe với cái tên ghẻ ngứa) là bệnh lý về da do một loài công trùng ký sinh trên da có tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis. Bệnh ghẻ nước gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu, bệnh có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các vùng da nhạy cảm như kẽ ngón tay ngón chân, lòng bàn chân, bắp chân, lưng, bụng,… Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ nước là gì? Và dấu hiệu cách điệu trị bệnh ghẻ nước như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ nước

Môi trường sống bị ô nhiễm, việc vệ sinh cá nhân và thời thiết là những nguyên nhân dẫn đến bệnh ghẻ nước

Một số yếu tố được coi là nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ nước gồm:

Môi trường sống bị ô nhiễm: Môi trường sóng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển một cơ thể khỏe mạnh. Bệnh ghẻ nước thường có tần suất xuất hiện nhiều hơn ở những nơi bị ô nhiễm không khí, khói bụi, ô nhiễm nguồn nước,…

Môi trường sống quá đông đúc và chật chội cũng sẽ là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh hơn bình thường.

Những người không giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng sẽ là nguyên nhân lớn khiến ghẻ nước xâm phạm cơ thể dễ dàng hơn.

Thời tiết khắc nghiệt, mưa bão, lũ lụt nhiều sẽ là mầm mống tạo điều kiện phát triển cho các loài côn trùng, ký sinh trùng hay các loại virus có hại.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ nước

Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước (còn gọi là mụn trai và đường hầm).

Ngứa nhiều vào ban đêm vì lúc đi ngủ, cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang.

Da nổi nhiều mụn nước: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh ghẻ nước. Trên vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện tổn thương dạng mụn nước. Chúng chứa đầy dịch lỏng bên trong và có thể bị vỡ ra khi gãi ngứa hay ma sát với quần áo. Mụn nước ngứa có khuynh hướng xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra các vùng da lành xung quanh hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Trường hợp xuất hiện ở vùng kín, mụn nước thường có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ hạt đậu tương hoặc nhỏ hơn nhưng rất ngứa.

Xuất hiện các rãnh ghẻ: Những con ghẻ cái khi đào hang và đẻ trứng sẽ tạo ra những đường rãnh trên bề mặt da. Chúng có chiều dài khoảng 2 – 4 mm.

Một số dấu hiệu của bệnh ghẻ nước giúp bạn nhận biết và điều trị hiệu quả

3. Cách điều trị bệnh ghẻ nước

Hiện nay có rất nhiều biện pháp chữa bệnh ghẻ nước, như thuốc tây y, thuốc đông y, các bài thuốc chữa bệnh từ dân gian cũng khá phổ biến và hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc tây y:

Trên thị trường hiện nay có vô số loại thuốc có công dụng chữa bệnh ghẻ nước và thông thường là những loại thuốc có dạng bôi trực tiếp lên bề mặt da bị tổn thương. Một số dòng thuốc phổ biến hiện nay phải kể đến như: Thuốc D.E.P, kem Permethrin 5%, Benzyl Benzoate 33%, kem Eurax, kem crotamiton 10%, Ivermectin,…

Lá xà cừ có thể trị bệnh ghẻ nước vô cùng hiệu quả

Điều trị bằng mẹo dân gian:

Sử dụng một số loại lá cây để chữa ghẻ nước như: lá đào, lá xà cừ, lá ba chạc,… Việc chữa trị ghẻ nước bằng các loại lá này hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu y học chính xác nào chứng minh được tính hiệu quả vì vậy người bệnh cũng nên tìm hiểu kỹ càng trước khi thử nghiệm cách thức dân gian nào.

Dùng nước muối pha: Việc sử dụng nước muối để vệ sinh vùng da bị ghẻ, rửa mặt hay tắm đều có tác dụng tốt đến việc điều trị bệnh tình. Tuy nhiên, nước muối pha chủ yếu chỉ có tác dụng làm sạch, vệ sinh vùng da bị nhiễm bệnh và hạn chế nhiễm trùng do các vi khuẩn khác gây ra chứ không thể tiêu diệt hoàn toàn loại côn trùng ghẻ này.

Nhìn chung trên thị trường có rất nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị, mỗi phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa và mức độ của bệnh lý. Người bệnh không nên chủ quan hãy tìm đến bệnh viện, nhà thuốc hay trung tâm y tế để được chẩn đoán tư vấn điều trị phù hợp nhất.

Nguồn: BV Vinmec, medlatec

(Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang website, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể)