Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh gì? Và vì sao bị tay chân miệng cũng như dấu hiệu nhận biết bệnh. Nói đến tay chân miệng là mọi người hình dung ra bệnh lý trực thuộc ở các vùng miệng, tay, chân. Những gia đình có con nhỏ dưới 6 tuổi đang độ tuổi đi nhà trẻ thì hầu hết đều nghe đến bệnh này.

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em có thể nhẹ hoặc nặng nhưng đều ảnh hưởng đến niêm mạc miệng và vùng da trên tay, chân, miệng

Tay chân miệng (HFMD- Hand, foot and mouth disease) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

Phần lớn các ca bệnh đều xuất hiện ở giai đoạn nhẹ ( còn được gọi là giai đoạn 1 của bệnh ), tỉ lể bị biến chứng và ở giai đoạn nặng thì chiếm rất  thấp. Tuy nhiên Ở nhiều trường hợp nặng, trẻ có thể gặp chuyển độ nhanh đột ngột, có khi bỏ qua độ 2 và vào độ 3 đột ngột, dẫn đến nguy cơ suy hô hấp và diễn tiến biến chứng nặng nhanh. Chính vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt chú ý phòng bệnh cho trẻ

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Nhóm virus đường ruột, điển hình là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) là thủ phạm chính gây ra bệnh tay chân miệng. Trong đó, virus Coxsackievirus A16 là loại thường gặp nhất với các triệu chứng ở thể nhẹ, ít biến chứng và thường tự khỏi. Enterovirus 71 gây bệnh nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Các vi rút đường ruột khác thường gây bệnh nhẹ. Các virus này sống trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ các bọng nước hoặc phân của người bệnh.

Phần lớn nguyên nhân gây ra tình trạng tay chân miệng là virus Coxsackievirus A16 (nhóm A16) và Enterovirus 71 (EV71) và có thể lây từ người này sang người khác

Virus tay chân miệng có hình cầu, đường kính từ 27 – 30nm. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu. Điểm dừng cuối cùng của virus là niêm mạc miệng và da.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất bởi lúc này hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn. Ở vùng ôn đới, bệnh xảy ra nhiều nhất là vào mùa hè và đầu mùa thu. Riêng những quốc gia thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới, bệnh có thể xảy ra quanh năm. Nếu trẻ nhỏ thường xuyên đến những nơi công cộng như nhà trẻ, sân chơi kém vệ sinh… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Như đã nói ở trên, tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh nên việc nhận diện các triệu chứng bệnh vô cùng quan trọng.

Quấy khóc liên tục kéo dài

Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Khi bị bệnh tay chân miệng trẻ thường khó chịu dẫn đến quấy khóc, sốt cao liên tục

Sốt cao liên tục không hạ

Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Hay giật mình

Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Ngoài những dấu hiệu trên thì khi phụ huynh thấy con em mình có những dấu hiệu bất thường đưa ngay trẻ đến bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ thăm khám kịp thời.

Nguồn: BV Vinmec, Vnvc.com

(Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang web, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể)