Bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa

Rất nhiều người bệnh đang thắc mắc bệnh trĩ có lây không và cách phòng ngừa nó như thế nào. Vì trên thực  tế 1 gia đình có 5 người thì ít nhất có 3 người bị trĩ. Để giải quyết vấn đề đó bài viết sau sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn có nhận định cũng như hiểu rõ hơn về bệnh trĩ và các Bác sĩ sẽ chia sẻ một số cách phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất.

1. Bệnh trĩ do đâu mà bị?

Bệnh trĩ thường được hình thành lâu ngày do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc chế độ ăn uống gây ra

-Thói quen sinh hoạt không khoa học: Nhưng thói quen không tốt dẫn đến bị bệnh trĩ như nhịn tiểu, nhịn đi ngoài lâu ngày gây ra táo bón. Chúng ta nên tập cho mình một thói quen đi vệ sinh đều đặn cho hệ tiêu hóa có một giờ sinh học tốt tránh gây ra táo bón ( nguyên nhân bị trĩ cao nhất).

– Tính chất công việc: Công việc của các bạn phải đứng hay ngồi quá lâu như thợ máy, tài xế, nhân viên văn phòng…vì khi ngồi nhiều taoj áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn gây ra các búi trĩ. Vì vậy chúng ta nên tập thể dục nhẹ trong khung giờ giải lao bằng cách đi lại.

– Phụ nữ khi mang thai: Khi mang thai áp lực của thai nhi chèn ép lên vùng xương chậu, khiến qua trình lưu thông thông máu không suôn sẻ hoặc sau khi sinh, các tĩnh mạch hậu môn co giãn quá mức cũng gây trĩ.

-Chế độ ăn uống: Đây đưuọc coi  là nguyên nhân chính gây bệnh và khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng nề hơn nếu không kịp thời điều chỉnh. Ăn thiếu chất xơ, nhiều đồ cay nóng, sử dụng nhiều chất kích thích, uống ít nước,… đều là yếu tố nguy cơ cao.

– Mắc các bệnh về đường tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, táo bón, kiết lị,… thông thường thời gian đi vệ sinh dài, phải rặn nhiều khiến cơ hậu môn hoạt động quá mức làm phát sinh bệnh,…

Ngoài ra, áp lực tâm lý, căng thẳng trong thời gian dài cũng là yếu tố gây bệnh.

Các bạn đã hiểu được nguyên nhân bệnh trĩ do đâu mà bị thì bệnh trĩ có lây không là điều rất dễ hiểu:

2. Vậy bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ thường xuất phát từ nội tại cơ thể và hoàn toàn không bị lây lan

Đầu tiên chúng tôi khẳng định với các bạn bệnh trĩ không lây lan được vì: Bệnh trĩ hình thành do hiện tượng căng giãn quá mức tĩnh mạch trĩ vùng hậu môn. Bệnh trĩ được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại, do an uống và những yếu tố xung quanh gây ra điển hình như chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Do đó việc ngồi chung chế, ăn cùng bàn hay ngủ chung giường, mặc quần áo chung hoàn toàn không thể lây lan nhiễm bệnh được. Qua đây mong mọi người sẽ không còn thái độ kỳ thị, tỏ thái độ xa lánh hay có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với bệnh nhân.

Bệnh trĩ điều trị khỏi được và trị dứt điểm được bệnh, bệnh nhân nên đi thăm khám và điều trị sớm tránh để lâu điều trị tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cũng như năng suất lao động.

Các bạn đang bị trĩ nhẹ giai đoạn đầu hoặc chưa bị nên tham khảo những chia sẻ của các chuyen gia về cách phòng ngừa bệnh trĩ như sau để tránh bị bệnh cũng như giảm thiểu tối đa bệnh phát triển thêm.

3. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể phòng ngừa được nếu tuân theo một số hướng dẫn sau đây:

1 –  Chế độ ăn uống lành mạnh: Thêm chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn là một trong những cách tự nhiên là tốt nhất để phòng ngừa bệnh trĩ. Các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và bột yến mạch sẽ bảo vệ bạn chống lại bệnh trĩ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, làm sạch tường trực tràng của bạn và làm cho đại tiện nhẹ nhàng và không đau đớn. Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, trà và các thức ăn nóng (nhiều gia vị) như tiêu, ớt..Ăn nhiều rau xanh giúp phòng ngừa bệnh trĩ.

Để phòng ngừa bệnh trĩ, bạn nên có thói quen sinh hoạt khoa học, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh

2 – Tập thể dục: tập thể dụng đều trong tuần, chạy bộ, yoga, bơi lội… sẽ giúp các nhu động ruột hoạt động tốt tiêu hóa tốt, và tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt không gây ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn phòng ngừa bệnh trĩ. Tập thể dục cũng sẽ giúp bạn giảm cân và giảm nguy cơ của bạn có bệnh trĩ. Không nên chơi các môn thể thao nặng và tránh nâng vật nặng thường xuyên.

3 – Uống nhiều nước: Một ngày các bạn nên uống 1,5 đến 2 lít nước, ngoài ra bổ sung sinh tố, nước ép trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa làm mềm phân giúp đi cầu dễ dàng không bị táo bón. Ngoài công dụng cho hệ tiêu hóa nước trái cây còn cung cấp vitamin, cung cấp độ ẩm cho da  giúp  da láng mịn, trẻ hóa cho các bạn nữ rất nhiều.

4 – Giữ vùng hậu môn sạch sẽ: Bên cạnh những chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày các bạn luôn vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Đặc biệt các bệnh nhân đang bị trĩ việc vệ sinh vô cùng quan trọng vì những vết nứt, tổn thương búi trĩ sau một khối phân đi qua sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập nếu bị nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.

5 – Tinh thần thoải mái: Tại sao tinh thần lại quan trọng như vậy, vì các hệ thần kinh có sự liên kết với nhau khi tinh thần không thỏa mái bị stress ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và các cơ thần kinh tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn. Do vậy các bạn luôn phải có một chế độ làm việc ngủ nghỉ đúng giờ, ngoài tốt cho bệnh trĩ còn tốt cho cơ thể và các cơ quan khác trên thể bạn.

Trên đây là những chia sẻ của nhà thuốc về  trĩ hậu môn, để hiểu rõ hơn về bệnh trĩ cũng như những thắc mắc về bệnh. Qúy bệnh nhân bạn đọc có thể gọi điện về nhà thuốc để được giải đáp một cách tốt nhất.

Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe!

Nguồn: Tổng hợp

(Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang website, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể)