Hen phế quản (dân gian còn gọi là hen suyễn), là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng đến 1 – 18% dân số tuỳ theo mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc hen trung bình khoảng 3,9% dân số (trẻ em từ 13 – 14 tuổi chiếm 14,8%) tương đương khoảng 4 triệu người mắc và lấy đi sinh mạng của 3 – 4000 người/năm. Do đó chúng ta phải nắm rõ dấu hiệu của bệnh hen phế quản để có hướng điều trị kịp thời tránh để lâu tổn hại đến sức khỏe khó lường.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản

Hen phế quản có nhiều dấu hiệu nhưng thường xuất hiện đột ngột gây ra cơn ho dữ dội
Cơn hen phế quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây khởi phát, nên các dấu hiệu nhận biết về bệnh hen phế quản không quá khó khăn. Các dấu hiệu nhận thấy cụ thể như:
- Khò khè, khó thở hơi thở ngắn.
- Lồng ngực thấy đau hoặc nặng
- Hay ho, cơn ho kéo dài lâu ngày
Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích như: gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như thuốc, thức ăn, …), thay đổi thời tiết, hay nhiễm virus hô hấp.
Bên cạnh đó những dấu hiệu như ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi…là báo hiệu một cơn khó thở do hen phế quản đang sắp đến gần.Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng: khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, ho liên tục, thở rất nhanh.
Nếu người bệnh không phát hiện kịp thời để cơn hen nặng sẽ dẫn đến các tình trạng sau: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Tình trạng trên nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… và có thể tử vong.
2. Cách điêu trị bệnh hen phế quản.

Để điều trị dứt điểm hen phế quản, bạn cần phải kết hợp giữa thuốc đông y hoạc tây y và có lối sinh hoạt điều độ khoa học
Việc phối hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là cần thiết để có thể ngăn chặn được những cơn hen phế quản cấp.
Nội khoa
- Thuốc kiểm soát hen phế quản dài hạn: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,… Đây là biện pháp chính trong điều trị hen phế quản, giúp kiểm soát hen hàng ngày và hạn chế xuất hiện cơn hen cấp.
- Thuốc cắt cơn tác dụng nhanh: có thể sử dụng thuốc kích thích beta tác dụng ngắn, Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… để cải thiện các triệu chứng của cơn hen phế quản cấp ngay lập tức.
- Điều trị dị ứng có thể được đặt ra ở bệnh nhân hen phế quản dị ứng.
Lối sống
- Tập thể dục đều đặn, vừa phải.
- Ăn uống hợp lý, bổ sung trái cây và rau xanh.
- Phòng tránh các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen như: tránh tiếp xúc khói bụi, thường xuyên vệ sinh nhà ở sạch sẽ, …
Sự lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, yếu tố khởi phát và các yếu tố kiểm soát bệnh. Bệnh nhân cần được theo dõi và tái khám, để bác sĩ có thể đánh giá mức độ kiểm soát hen phế quản trên bệnh nhân, từ đó có những điều chỉnh phù hợp về kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.
Nguồn: Vinmec.com,…
Lưu ý: Thông tin trên bài viết chỉ mang tính chất minh họa và được tổng hợp từ nhiều trang web, báo chí. Mọi thông tin vui lòng liên hệ nhà thuốc để được tư vấn cụ thể.